Thời gian gần đây, nhiều báo Trung ương và địa phương có bài viết về cơn “sốt” khai thác nấm Linh chi cổ của bà con nông dân, bỏ cả sản xuất nông nghiệp mà chạy theo khai thác nấm Linh chi cổ.

Cách phân biệt nấm linh chi cổ thật giả

Cơn “sốt” nấm Linh chi cổ ngày một rộn ràng, tấp nập. Kẻ mua người khai thác nấm bán rất thoải mái khắp các ngả đường ở Quy Nhơn. Nấm được khai thác ở các tỉnh Gia Lai (An Khê), KomTum, ở các huyện trung du và miền núi của Bình Định, có người đặt mua nấm Linh chi qua điện thoại với giá thấp nhất 60.000đ – 70.000đ/kg, cao nhất là 100.000đ/kg, Những người bán nấm Linh chi dù không biết xuất xứ của nấm cũng luôn luôn tự khẳng định là loại nấm này chỉ có bám trên cây Xay. Nhưng trên thực tế, người mua cứ mua chứ họ cũng không biết rõ loại nấm nguyên thuỷ bám ở loài cây nào, ở vùng đất nào? Có độc hại không?

Nếu nấm Linh chi đúng và thật, nó có rất nhiều tên gọi: nấm Vạn nam, nấm Thần tiên, cây Điềm lành, cỏ Huyền dịu… hiện nay tên gọi nấm Linh chi được phổ biến rộng rãi. Về mặt lâm sàng trong điều trị, nấm Linh chi có tác dụng hỗ trợ tích cực trong điều trị một số các bệnh về nội khoa mạn tính như hệ miễn dịch, tim mạch (trong vữa xơ động mạch và huyết áp cao), trong tiêu hoá nói chung, thần kinh và đặc biệt là trong bệnh lý hô hấp mạn tính…

Nấm linh chi cổ thật giả

Nấm Linh chi cổ, có tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers), Pat. Là một loại nấm phá gỗ rất mạnh, nấm sống đa niên nhiều tầng như một cánh quạt khổng lồ, gỗ cứng màu gỗ lim. Có những khối nấm, đường kính dài từ 0,6-0,8m, rộng 0,4-0,6m lõm rốn nấm lún sâu, sần sùi mầu sắc không đều chỗ đậm nâu, chỗ đem xạm. Đáng sợ nhất là mặt lồi lõm của cuống nấm (rốn) có nấm mốc mầu trắng đục bám theo và hãy coi chừng nấm đã bị mốc, nếu dùng thì nó như một con dao hai lưỡi, (tôi đã xin phép người có khối nấm ấy để chụp mấy tấm ảnh gửi vào cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về các loại nấm để xin ý kiến việc sử dụng).

Chị Lê Hồng T, cán bộ giảng dạy bộ môn Hoá Trường ĐHSP Quy Nhơn, gặp chúng tôi để xin trao đổi về nhóm bệnh lý của di chứng chất độc hoá học Dioxin mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Vì đây là một chuyên đề khó nên tôi hẹn chị lúc khác và gửi tặng chị những tài liệu nói về chuyên đề “Nấm Linh chi cổ có trị bệnh được không?” của Thạc sĩ Cổ Đức Trọng. Bài đã phân tích, tổng hợp về tính hoá lý rất tốt. Vì chị Lê Hồng T. có mẹ bị bệnh lý về thận mạn tính rất nặng, đã điều trị quá nhiều thuốc y học hiện đại nhưng không khỏi. Lâu nay mẹ chị chuyển sang uống quá nhiều các loại nấm Linh chi, nhưng bệnh vẫn chưa thấy thuyên giảm. Là một cán bộ giảng dậy bộ môn hoá, nên chị cũng rất lo những phản ứng muộn về sau cho mẹ chị.

Cách dùng nấm linh chi cổ

Hiện nay ở Quy Nhơn, có nhiều phòng chẩn trị Đông y và những người bán luôn luôn tự giới thiệu là có loại nấm quý được lấy trong rừng sâu, và giới thiệu những bệnh nhân X, Y đã chữa khỏi những bệnh ung thư gan, ung thư vòm họng. Nhưng thực tế những bệnh nhân ấy, theo tôi biết họ đã dùng những loại nấm Linh chi với giá 7 – 10 triệu đồng 1kg hoặc hơn thế nữa nhưng họ vẫn phải hàng tháng vào Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh để được xạ trị hoá chất, tiên lượng thế nào vẫn còn theo dõi tiếp.

Tác dụng của nấm linh chi cổ

Phòng chẩn trị Đông y Tân Hoà số nhà 60 đường Nguyễn Huệ Quy Nhơn có trao đổi với chúng tôi nhân việc phòng chẩn trị vừa mua một loạt nấm Linh chi từ miền Tây về với giá tiền từ 100.000đ – 150.000đ/kg. Sau khi chế biến, thành phẩm có những loại nấm nghi ngờ không dám bán cho người bệnh, trong số nấm đó tôi được xem có hai loại nấm hơi lạ với những đường vân của một loại nấm quá thưa và một loại nấm hình chân voi, còn gọi là nấm chân voi, màu sắc hai loại nấm khác nhau, nhìn rất “hung”. Chúng tôi rất cảm ơn các phòng chẩn trị Đông y trên cả nước có cái tâm và y đức vì sự an toàn của người bệnh nên khi có nghi ngờ về các loại nấm mà mình đã nhỡ mua rồi thì quyết định không bán nữa để đỡ khổ cho người bệnh.

Nấm Linh chi cổ thật cũng nhiều, nhưng lẫn lộn nấm giả cũng không ít. Khi cơn “sốt” nấm Linh chi vẫn cứ tăng lên không giảm, lợi hại thế nào khi chúng ta chỉ nghe truyền miệng, lạm dụng “cái uy thần thượng dược” từ thời nhà Minh, nhà Lý, và nhà Trần…, mà  chưa đủ thời gian xác định tên khoa học của các loại nấm trôi nổi, để tìm các hoạt chất độc và không độc, và về mặt dịch tễ học, các loại nấm ấy sinh sản ở vùng nào? Mặt khác về lâm sàng học, chúng tôi rất sợ những dị ứng chậm qua đường máu ở những người đã dùng nấm Linh chi mốc ấy rồi sẽ ra sao, khi tiền mất tật mang ?

Hãy xin thận trọng và cảnh giác trong việc dùng nấm Linh chi cổ!

Bs. Trang Xuân Chi

“Theo Thuốc Đông Dược

Xem thêm các bài viết hay khác của Linh Chi Nông Lâm tại chuyên mục Nấm với sức khỏe.


Thông báo chương trình mua 2 tặng 1 tại linh chi nông lâm

Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan