Nấm hầu thủ là loại nấm được phân loại thuộc lớp nấm Đảm Basidiomycetes, bộ Aphyllophorales, họ Hydnaceae. là một lọai nấm phân bố rộng rãi trên các vùng thuộc Trung Quốc, Nhật Bản. Loại nấm này mọc trên các loại cây gỗ: nhóm sồi dẻ, họăc các loại cây lá rộng đang sống hoặc đã mục nát cho đến tận vùng trong cùng của vỏ cây (lõi cây) do đó có thể làm chết cây.
Tại Nhật loại nấm này giống như những món trang sức cài trên áo những nhóm thảo khấu lục lâm ngày xưa nên được gọi là Yamabushitake (nấm sơn tặc). Tại Trung Quốc lại nấm này khi thể quả non có hình như đầu khỉ tay dài nên được gọi là Houtou (nấm Hầu thủ). Loại nấm này được sử dụng dạng bột khô trong túi lọc với nước sôi như pha trà, ngâm trong rượu thành kim tửu, được dùng như 1 loại thực phẩm bổ dưỡng, tăng lực và đặc biệt có giá trị cao trong phòng chống ung thư.
+ Note: Giá Trị Dinh Dưỡng và Dược Tính Của Chùm Ngây
Nấm Hầu Thủ (nấm tua, nấm Long tu) Yamabushitake
Lần đầu tiên, Chen (1960, 1988) báo cáo nuôi thành công nấm Hầu thủ H.erinaceum. Sau đó, Xu và Li (1984) phát hiện được loài H.coralloides ở Changbaishan và nuôi trồng hoàn chỉnh. Nấm Tiểu thích hầu H.caputmedusae gần đây được các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản nghiên cứu sản xuất bằng công nghệ lên men trong môi trường dịch thể, tạo sinh khối hệ sợi (khuẩn ty thể), rồi chiết và tinh chế bằng nước nóng, thu được chế phẩm. Các bác sĩ ở thị trấn Trường Xuân tỉnh Cát lâm đã bào chế đuợc và bán rộng rãi trên thị trường, xem như loại thuốc trị đường ruột, dạ dày (theo Mizuno, 1994,1998).
Nấm hầu thủ còn được dùng làm đồ uống có tính kích thích nhưng ko phải kiểu Doping tại Đại hội thể thao Asiad tổ chức năm 1990, nước ngọt này đã được sủ dụng làm nguồn tăng lực cho toàn thể đoàn tuyển thủ của Trung Quốc.
Giá trị thực phẩm của nấm Hầu Thủ
Thành phần dinh dưỡng của nấm Hầu thủ H. erinaceum được thể hiện qua các bảng phân tích của nhóm giáo sư Mizuno, Đại học Shizuoka, Nhật bản (1998). Các dẫn liệu kiểm tra so sánh sản phẩm ở Cát Lâm (Trung Quốc) và Nagano (Nhật) chứng tỏ nấm Hầu thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin.
Các acid béo không bão hòa trong nấm tuy chưa có thông số chính thức, song được ghi chú là có hàm lượng cao đáng kể. Đây là các thành tố có gía trị dinh dưỡng và phòng bệnh tim mạch và ung thư.
Nấm Hầu thủ khá phong phú nguồn khóang chất, đặc biệt có cả Ge, một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư, đang làm nghiên cứu làm giàu vào nấm Linh Chi Ganoderma lucidum. Thành phần amino acid cũng có giá trị cân đối về dinh dưỡng, đáng chú ý là hàm lượng glutamic và tryptophan rất cao.
Các vitamin, đặc biệt B1, B2 có hàm lượng khá cao, có Niacine. Vitamin A ít, chưa phát hiện thấy C. Provitamin D có hàm lượng đặc biệt cao trong nấm khô của Nhật Bản, có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 khi có ánh sáng hay làm khô, chuyển hóa Calcium, cũng như có khả năng phòng chống bệnh loãng xương, yếu xương.
Công dụng và tác dụng dược lý
- Trong lâm sàng các bác sỹ Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi nấm đầu khỉ để điều trị các bệnh về viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm loét ruột, co thắt dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác.
- Nấm đầu khỉ có tác dụng tốt trên bệnh Alzeimers, ngăn cản quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại ung thư phổi di căn. Polysaccharide chiết từ nấm đầu khỉ có hiệu quả trên ung thư dạ dày, thực quản…
- Nâng cao năng lực đề kháng với tình trạng thiếu oxy, chống mệt mỏi, chống oxy hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ máu, xúc tiến việc tuần hoàn máu, chống lão hóa.
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng nấm đầu khỉ sấy khô và chiết bằng nước nóng giúp tăng sức tiêu hóa và làm cho cơ thể cường tráng.
- Các thí nghiệm về độc tính đó được nghiên cứu kỹ và cho thấy cả quả thể lẫn sợi nấm đều không hề có độc tính gỡ đối với người.
Xem thêm các bài viết hay khác của Linh Chi Nông Lâm tại chuyên mục Nấm với sức khỏe mỗi ngày!
Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid