Không thể phủ nhận yến sào là một thực phẩm có hàm lượng vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt cho cơ thể. Nó được ví như “thần dược” hỗ trợ cải thiện và nâng cao sức khỏe một cách tuyệt vời.
Tuy nhiên, người có thể trạng yếu có bổ sung được yến sào hay không? Tác dụng, liều lượng sử dụng như thế nào mới đem lại hiệu quả cao? Theo chân Linh Chi Nông Lâm để có đáp án cho những câu trả lời trên nhé.
Tại Sao Người Bệnh Cần Ăn Yến Sào?
Cơ thể người khi bị bệnh sẽ mệt mỏi, suy nhược, sức đề kháng và hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu và rất dễ bị tấn công bởi vi rút, vi khuẩn. Để nhanh chóng phục hồi, cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Tuy nhiên, việc ăn uống lúc này lại trở nên khó khăn vì người bệnh không cảm thấy ngon miệng.
Chính vì vậy, sử dụng yến sào là giải pháp hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng tức thì, dễ sử dụng, dễ tiêu hóa đối với cơ thể đang nhạy cảm của người bệnh.
Trong yến có chứa hàm lượng đạm cao, 30 loại axit amin thiết yếu và 18 nguyên tố vi lượng giúp cơ thể chữa lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Đặc biệt, yến còn giúp các bệnh nhân mổ hay hóa trị dần hồi phục thể trạng.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng nên bồi bổ bằng yến sào. Bạn cần tìm hiểu kỹ đối tượng bệnh nhân nào nên và không nên dùng yến để có lựa chọn an toàn và phù hợp.
+ Đề xuất: Yến Sào Cho Người Tiểu Đường Có Tốt Không, Có Nên Dùng?
Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Bệnh
Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng và vi chất cực kỳ cao, nếu áp dụng đúng trường hợp, đúng bệnh lý thì khả năng cải thiện và hỗ trợ hồi phục chuyển biến tích cực. Bởi nó mang nhiều công dụng:
- Thúc đẩy phục hồi cho người mới phẫu thuật, tránh biến chứng:
- Thành phần glycine của yến có tác dụng giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết thương.
- Proline thúc đẩy phục hồi tổn thương và tái tạo da hiệu quả.
- Acid aspartic và Phenylalanine có trong yến đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển mô, cơ, da sau phẫu thuật.
- Ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường:
Trong yến có các thành phần như Lysine, Alanine và Isoleucine có tác dụng điều tiết đường huyết trong máu ổn định, tăng cường đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Bổ sung các hoạt chất tốt hỗ trợ điều trị xương khớp:
- Tăng mật độ xương, ngăn ngừa thoái hóa – loãng xương và duy trì cơ bắp nhờ thành phần Proline.
- N-Acetylglucosamine có trong yến thúc đẩy phục hồi sụn bao khớp, Alanine tham gia vào quá trình tăng sinh mô sụn và chất nhờn để bôi trơn.
- Histidine có trong yến hỗ trợ giảm đau, sưng tấy tại các khớp gối, khớp ngón tay, ngón chân.
- Điều hòa huyết áp, ngừa xơ bệnh tim mạch:
Các thành phần như Axit glutamic, L-Arginine, Glycine là những hoạt chất giúp khai thông mạch máu, kiểm soát chỉ số đường huyết và tăng cường cải thiện các triệu chứng tim đập nhanh, rối loạn huyết áp cho người bệnh.
- Tăng cường hỗ trợ chức năng gan:
Một số hoạt chất có trong yến như Alanine, Isoleucine được biết đến với khả năng lọc và đào thải độc tố từ gan, phục hồi chức năng gan rõ rệt sau khi đã có dấu hiệu hư tổn.
- Ổn định tiêu hóa và cải thiện vị giác hiệu quả:
Cung cấp yến cho cơ thể giúp người bệnh được kích thích lại vị giác, ăn ngon hơn. Đồng thời trong yến còn có các hoạt chất như Axit glutamic thúc đẩy tiêu hóa, giúp dưỡng chất được hấp thụ vào cơ thể một cách nhanh chóng.
- Tốt cho người bệnh hô hấp:
Hoạt chất Cysteine có trong yến có tác dụng chống lão hóa phổi, cải thiện chức năng hô hấp và giảm rõ rệt triệu chứng khó thở, ho khan và ho hen của các bệnh nhân.
- An thần dễ ngủ:
Những người đang ốm hoặc mới ốm dậy thường bị mất ngủ, khó ngủ và căng thẳng. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi sử dụng yến sào đúng và đủ. Bởi các thành phần Serine, Tryptophan giúp giảm lo âu và rối loạn, điều trị ổn định thần kinh để người bệnh chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
- Tăng đề kháng cho người mới ốm dậy:
Trong yến sào, có chứa từ 42 – 63 % protein, đây là hoạt chất chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy xây dựng thế bào mô cơ và tăng cường chức năng trao đổi chất. Nhờ đó mà cơ thể được phục hồi một cách khỏe mạnh trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, lợi ích trên sẽ “phản tác dụng” đi kèm biến chuyển nặng nếu áp dụng bổ sung yến sào trong một số trường hợp sau:
- Người bị dương hư: Cơ thể người dương hư có biểu hiện kém hấp thu, bổ sung yến lúc này vừa tạo áp lực, vừa gây lãng phí dinh dưỡng.
- Người bị viêm cấp tính: Cơ thể khi bị viêm như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu,… đang còn rất yếu nên dinh dưỡng từ yến không thể hấp thu, tốt nhất không nên dùng.
- Người tiêu hóa kém: Những người có hệ tiêu hóa quá kém, thể trạng gầy yếu, mệt mỏi nếu bổ sung yến quá nhiều, không đúng cách lâu ngày có thể gây phản tác dụng.
- Người sốt, đau bụng, đau đầu: Cơ thể lúc sốt, đau bụng, đau đầu,… là lúc cơ thể đang đào thải độc tố, việc bổ sung quá nhiều chất bổ khiến cơ thể tiêu hao năng lượng để hấp thụ. Điều này chỉ làm cơ thể trở nặng hơn. Đặc biệt với những bệnh cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, viêm phế quản, đau bụng đi ngoài, cơ thể hàn lạnh,…
- Phụ nữ mang thai 3 tháng và mới sinh: Đây là 2 giải đoạn cơ thể có những biến chuyển, chưa ổn định do đó không nên bổ sung yến vì có thể nguy hại đến cơ thể cả mẹ và bé.
- Trẻ dưới 7 tháng tuổi: Cơ thể trẻ 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm, do đó tuyệt đối tránh yến sào vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển đầy đủ, khó hấp thụ hết chất dinh dưỡng có trong yến.
+ Bài viết nên xem: Yến Sào Bao Nhiêu Calo, Dùng Giảm Cân Được Không?
Liều Lượng Sử Dụng Yến Sào Dành Cho Người Bệnh
Người bệnh sử dụng yến sào là rất tốt, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách rất dễ lợi bất cập hại. Do đó liều lượng và cách dùng yến sào được khuyên dùng:
Về liều lượng:
Sử dụng từ ít đến nhiều để cơ thể tập thích ứng với các hoạt chất có trong yến. Tùy theo đối tượng để sử dụng liều lượng hợp lý. Cụ thể:
- Người bệnh là trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Chỉ nên bắt đầu với 0,5gr yến/lần/ngày, sau đó duy trì từ 1 – 2gr yến/lần. Dùng 1 – 2 lần/tuần
- Người bệnh trưởng thành: Chỉ nên bắt đầu với 2gr yến/lần, sau đó tăng dần và duy trì từ 3 – 5gr yến/lần. Dùng 2 – 3 lần/tuần.
- Người bệnh cao tuổi: Chỉ nên bắt đầu với 2gr yến/lần, sau đó tăng dần và duy trì từ 2 – 3gr yến/lần. Dùng 2 – 3 lần/tuần.
- Người bệnh mang thai 3 – 7 tháng: Chỉ nên bắt đầu với 2 – 3gr yến/lần, sau đó tăng dần và duy trì từ 5gr yến/lần. Dùng 2 – 3 lần/tuần.
Về cách dùng:
- Bổ sung yến 2 – 4 lần/tuần, không sử dụng mỗi ngày.
- Bổ sung đều đặn không ngắt quãng trong một khoảng thời gian cố định.
- Xác định chính xác thời gian dùng yến có thể trước khi ăn hoặc sau ăn, trước khi đi ngủ để cơ thể làm quen với “giờ dùng yến” sinh học là tốt nhất.
Về cách chế biến:
- Có thể chưng yến hoặc nấu cháo, súp, chưng sữa tươi,… để làm mềm yến, cơ thể người bệnh dễ hấp thụ.
- Dù chế biến như thế nào cũng cần đúng cách, đúng thời gian để giữ trọn vẹn dưỡng chất.
Cách sử dụng yến:
Người ốm nên ăn từ từ, chậm rãi, từng chút một để cơ thể kịp tiêu hóa. Không vì nôn nóng mà ăn quá nhiều một lúc có thể gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… gây lãng phí và có thể gây ảnh hưởng xấu ngược lại với cơ thể.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Yến Sào Cho Người Bệnh
Yến sào không phải là thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, càng không phải là thần dược mà sử dụng 1-2 lần là có thể hết bệnh. Nó như một thực phẩm chức năng bổ sung, chỉ thực sự phát huy tác dụng khi sử dụng đều đặn và đúng cách. Chính vì vậy, khi sử dụng yến sào cho người bệnh cần lưu ý:
- Nên sử dụng yến đúng liều lượng ngay cả khi hết bệnh để duy trì thể trạng và bồi bổ cơ thể.
- Thời điểm lý tưởng nhất để người bệnh dùng yến sào là vào buổi sáng, sau khi đã ăn sáng và uống thuốc 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ 2 tiếng để cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng và không làm mất đi các tác dụng của thuốc trị bệnh.
- Khi mix yến với các nguyên liệu khác nên cẩn trọng, không được tự ý chưng chung khi không hiểu rõ tác dụng để tránh làm mất đi các dinh dưỡng có trong yến. Nguy hiểm hơn, mix không theo nguyên tắc có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
- Tìm mua yến sào chất lượng đã có thương hiệu hoặc yến tại các địa chỉ uy tín, được cam kết nguồn gốc, tránh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Xem thêm:
- Ăn/ Uống Yến Vào Thời Điểm Nào Là Tốt Nhất?
- Hạn Sử Dụng Của Yến Sào? Cách Nhận Biết Yến Hết Hạn/ Bị Hư?
Linh Chi Nông Lâm – Thương Hiệu Yến Sào Chất Lượng Tốt HCM
Sử dụng yến cho người bệnh mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe. Ngoài việc biết được cách sử dụng yến thế nào, liều lượng ra sao thì địa chỉ mua yến cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng. Đây là yếu tố tiên quyết khi có ý định bổ sung yến cho cơ thể.
Là thương hiệu yến sào chất lượng có thâm niên tại HCM, Linh Chi Nông Lâm cam kết sản phẩm cung cấp 100% yến sạch, yến chất lượng. Sẵn sàng đền bù nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tại Linh Chi Nông Lâm, bạn có thể tìm thấy đa dạng các loại yến như: yến thô, yến tinh chế, yến chưng sẵn kèm nước cốt Nấm Linh Chi, nước yến,… Tất cả sản phẩm trên được sản xuất dựa trên quy trình khép kín, giữ lại hàm lượng vi chất cao nhất, không bảo quản, không hóa chất, phù hợp cho cả trẻ em và mẹ bầu.
Ưu điểm nổi bật của Linh Chi Nông Lâm:
- Phân phối trên nhiều kênh, hỗ trợ vận chuyển online toàn quốc.
- Chính sách đổi trả linh hoạt.
- Báo giá cạnh tranh, minh bạch và rõ ràng trên website.
- Tư vấn kỹ càng về công dụng, cách dùng phù hợp với từng đối tượng.
Ngoài yến sào, bạn cũng có thể ghé thăm gian hàng thảo dược Nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, Bột thảo dược,… khi có nhu cầu bồi bổ cơ thể bằng thảo dược sạch, an toàn và chất lượng.
Mong rằng với bài viết Tác Dụng Của Yến Sào Với Người Bệnh & Liều Lượng, khách hàng Linh Chi Nông Lâm sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích để có một thể chất dồi dào. Nếu có nhu cầu về các sản phẩm mà Linh Chi Nông Lâm phân phối, liên hệ ngay hotline để nhân viên tư vấn kịp thời và chu đáo nhé.
Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid