“Đông trùng hạ thảo là con hay cây” là một trong những câu hỏi thường xuyên được hỏi bởi người tiêu dùng khi muốn biết về đông trùng hạ thảo. Vậy đông trùng hạ là cây hay con? Câu trả lời là đông trùng hạ thảo không phải con mà cũng không phải cây. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé
Đông trùng hạ thảo là gì?
Theo như nghiên cứu Đông trùng hạ thảo được gọi là ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis trong nhóm nấm Ascomycetes ở thân ấu trùng của vài loài bướm có trong chi Thitarodes viette.
Bạn nghĩ đông trùng hạ thảo là cây hay con?
- Để trả lời cho câu hỏi này “TS Dương Văn Hợp, Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: “Đông trùng hạ thảo” có 2 giai đoạn của một cuộc đời, nó vừa là cây, vừa là con.
- Theo nghiên cứu có một loài bướm trong chi Thitarodes mùa hè đến thì bay lượn, hẹn hò rồi đẻ trứng. Sau đó mùa đông đến trứng bắt đầu nở ra sâu và bắt đầu sống trong đất.
- Có thể sâu bị bào tử của nấm đông trùng hạ thảo ký sinh vào bên trong lỗ thở, sau đó chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể.
- Những sợi nấm ngày càng phát triển mạnh nhờ từ việc hút các dưỡng chất của cơ thể con sâu non sau đó dần lớn lên. Sau đó, dưỡng chất bị nấm ăn , rồi chỉ còn lớp vỏ bề ngoài làm cho sâu không thể lột xác ra ngoài trở thành con bướm.
- Khi mùa xuân đến nếu nhiệt độ ổn định và thích hợp những sợi nấm mọc ra từ râu của sâu, cắm sâu vào đất. Đầu nấm phình ra, hình dáng giống một cái que. Trên bề mặt nhiều bào tử hình cầu nhỏ, lan trong không khí…sau đó đi tìm sâu bướm rồi ký sinh bắt đầu cuộc đời mới.
- Trùng thảo được gọi là dược phẩm quý hiếm nên được nhiều người cùng thu hái, phơi khô sau đó mang bán.
- Vì các loài nấm này thường có ở châu Á, châu Úc hoặc các cao nguyên cao 4.000 – 5000m so với mặt nước biển như Tây Tạng, Thanh Hải, ở vùng này người ta mới tìm thấy đông trùng hạ thảo.
- Khi còn sống đông trùng hạ thảo thấy rõ hình con sâu. Đuôi của nó là một cành và mọc lá. Đến phần lá giống ngón tay, dài khoảng từ 3.5 đến 10 cm, các sợi nấm mọc vào đầu sâu non mà thành. Sâu non giống như hình dáng con tằm có độ dài chừng từ 3.5 đến 5 cm, đường kính tầm khoảng 0,33cm đến 0,8cm.
- Bên ngoài màu vàng sẫm, vàng nâu với khoảng từ 20 đến 30 vằn khía, đầu có màu nâu đỏ, đuôi gần giống như đuôi con tằm, có 8 đôi chân, tuy nhiên chỉ 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong được tạo ra bởi mình sâu non, dài hơn sâu non .
- Sâu non rất dễ gãy nhỏ và phía bên trong ruột căng tràn, lúc đó có màu trắng hơi ngả sang vàng; chất đệm nấm hơi dài, ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà ngà.
Đông trùng hạ thảo được phân loại như thế nào?
Phân loại theo nguồn gốc
Trùng thảo phân loại theo nguồn gốc được chia làm 2 loại là đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên và nuôi trồng nhân tạo. Hiện nay tại Việt Nam đã thành công trong việc nuôi trồng hạ thảo nhân tạo.
Phân loại theo xuất xứ địa phương
Theo xuất xứ địa phương, đến nay đông trùng hạ thảo có 6 loại: Trùng thảo Tây Tạng, trùng thảo Việt Nam, trùng thảo Mỹ, trùng thảo Nhật Bản, trùng thảo Trung Quốc và trùng thảo Hàn Quốc.
Phân loại theo cách chế biến
Đông trùng hạ thảo được chia thành 2 loại là Đông trùng hạ thảo tươi và Đông trùng hạ thảo sấy khô.
Phân loại theo hình dáng
Theo hình dáng thì đông trùng hạ thảo được chia làm 4 loại: trùng thảo nguyên con, trùng thảo nước, trùng thảo bột và trùng thảo viên nang.
Những tác dụng tuyệt vời của trùng thảo đối với sức khỏe?
- Tác dụng hệ nội tiết: Theo nghiên cứu của giới chuyên gia trùng thảo có khả năng phục hồi chức năng thận đồng thời ngăn ngừa suy thận, thận yếu. Không chỉ vậy còn giúp điều trị khả năng sinh lý và các bệnh vô sinh, hiếm muộn ở cả nữ và nam.
- Tác dụng với hệ miễn dịch: đông trùng hạ thảo được ví là thần dược giúp tăng cường hoạt động miễn dịch cũng như điều tiết phản ứng đáp tế bào lympho, cải thiện và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tác dụng với hệ tuần hoàn máu, tim: Nếu Cholesterol của bạn cao thì đông trùng hạ thảo là lựa chọn hoàn hảo. Nó giúp giảm Cholesterol trong máu đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, giúp ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim.
- Tác dụng với hệ hô hấp, phổi: Trong đông trùng hạ thảo có Acid giúp trị chứng ho, sạch phổi và tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác nhân nguy hại từ môi trường.
- Tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược: đông trùng hạ thảo giúp người dùng luôn khỏe mạnh, giúp cơ thể không mệt mỏi và suy nhược. Đồng thời nó còn giúp tăng cao ATP và oxy trong cơ thể
- Tác dụng làm đẹp ở phụ nữ: nếu các chị em sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên có thể làm chậm lão hóa da và đồng thời tái tạo da, giúp da căng tràn sức sống, giảm nếp nhăn, thâm sạm.
Địa chỉ mua đông trùng hạ thảo uy tín, chất lượng
Nếu các bạn chưa tìm được địa chỉ mua đông trùng hạ thảo thật, chất lượng thì hãy tìm hiểu về Đông trùng hạ thảo Nông Lâm. Đông trùng hạ thảo Nông Lâm Linh Chi được nghiên cứu bởi Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Chất lượng của đông trùng hạ thảo nông lâm có thành phần dinh dưỡng không thua kém bất cứ sản phẩm nào trên thị trường, giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Như vậy trên đây là những thông tin rất bổ ích về đông trùng hạ thảo. Từ đó giúp các bản hiểu rõ về “đông trùng hạ thảo là cây hay con” cũng như nguồn gốc, xuất xứ cũng như tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo mang lại.
Bạn đang xem bài viết Cùng Tìm Hiểu Đông Trùng Hạ Thảo Là Cây Hay Con? trong chuyên mục Đông Trùng Hạ Thảo Với Sức Khỏe của Linh Chi Nông Lâm. Mọi ý kiến đánh giá các bạn vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên xem thêm các bài viết hay khác và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé!
Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid